Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao. Đột quỵ mùa nắng nóng hoàn toàn có thể phòng ngừa và sơ cứu kịp thời nếu được phát hiện sớm.
Nắng nóng là yếu tố làm gia tăng đột quỵ
Vào mùa hè nắng nóng, số trường hợp bị đột quỵ tăng lên, con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi theo dự báo thời tiết nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.
Nhiệt độ nắng nóng của môi trường khi vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể dẫn đến nhiều biến cố nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ tử vong.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng
Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...
Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.
Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.
Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32oC trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.
Dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ do nắng nóng
Dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng gần giống với sốc nhiệt (say nắng) nhưng mức độ nguy hiểm cao hơn, người bệnh dễ tử vong nếu như không được cấp cứu tại chỗ kịp thời. Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng bao gồm: vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, tim đập nhanh. Bệnh nhân có thể sẽ kèm theo các triệu chứng nặng hơn như: đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, tiểu tiện ít, sốt cao có khi lên tới 44 độ c, da và niêm mạc khô, trụy mạch.
Yếu tố nguy cơ
Người già trên 65 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 4 tuổi và những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, phổi, tâm thần, người uống ít nước và người uống quá nhiều rượu... là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ do nắng nóng cao.
Những người phải làm việc ở môi trường nắng nóng nhiều sẽ dễ bị đột quỵ do nắng nóng. người phải tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng cũng dễ sốc nhiệt và đột quỵ.
Người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine. người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ cũng rất dễ đột quỵ do nắng nóng.
Xử trí khi bị đột quỵ do nắng nóng
Khi bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. tìm cách hạ thân nhiệt càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm bằng nước mát khắp người. Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 38 độ c, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị. Bệnh nhân đột quỵ do nắng cần được cấp cứu khẩn cấp. nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.
Hạn chế ra ngoài trời. Những người có nguy cơ đột quỵ do nắng nóng cao thì nên hạn chế ra ngoài trời vào mùa hè, nhất là những thời điểm nắng gắt. Khi sử dụng điều hòa, cần chú ý không để mức nhiệt chênh lệch quá lớn so với ngoài trời, nhất là người có bệnh tim mạch. Không nên ra ngoài nắng đặc biệt là khoảng thời gian nóng cao điểm từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Vì thời điểm này nắng mạnh nhất, nhiều tia tử ngoại nhất dễ gây say nắng, sốc nhiệt.
Uống nhiều nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể để đào thải chất độc, thanh nhiệt cơ thể hỗ trợ cho các bộ phận khác của cơ thể hoạt động tốt hơn. ngoài ra uống nhiều nước cũng giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, căng tràn sức sống.
Bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài trời. Trước khi đi ra ngoài trời nắng cần trang bị ô, mũ, áo chống nắng, kính râm, khẩu trang… đầy đủ tránh tia cực tím xâm nhập. nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, sáng màu, đeo kính râm và đội mũ rộng vành khi ra ngoài nắng. có thể sử dụng thêm kem chống nắng có chỉ số 30 SPF trở lên.
Lưu ý khi tập thể thao. Mùa nắng, cơ thể mất nước nhiều vì vậy nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức; nên tập ở nơi thoáng mát. Lưu ý khi tập xong nên nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi tránh đi tắm ngay.
SỬ DỤNG SẢN PHẨM BVSK BỔ NÃO AN HOÀNG CUNG
CÔNG DỤNG:
• Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu lên não, làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, kém tập trung, suy nhược thần kinh.
• Hỗ trợ hạn chế hình thành cục máu đông trong lòng mạch, hỗ trợ sau tai biến mạch máu não.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
• Người rối loạn tuần hoàn não, hội chứng tiền đình, người cao tuổi suy tuần hoàn não với các biểu hiện: Chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, suy thần kinh, giảm trí nhớ, tê bì chân tay.
• Người sau tai biến mạch máu não.
CÁCH DÙNG:
• Người lớn: uống 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày.
• Trẻ em trên 7 tuổi: Uống 1 viên/lần/ ngày.
Crpofl neurobromatosis https://newfasttadalafil.com/ - comprar cialis online Cialis Optical Fibers in Medicine Scientific American May https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Canadian Cialas Without Glgthr
McClendon KS, Riche DM, Uwaifo GI cialis 10mg Clinical Trials Accepting Patients